Bí quyết giúp trẻ yêu thích làm việc nhà

Ngày đăng: 20/06/2024

Vẫn biết rằng trẻ nhỏ tham gia làm việc nhà mang lại rất nhiều lợi ích như con được vận động cơ thể, rèn sự chỉn chu, tỉ mỉ, phát triển khả năng tự lập, tinh thần trách nhiệm và niềm vui được đóng góp vào công việc chung của gia đình nhưng không phải lúc nào được giao việc là con cũng hào hứng.

 

 

Nếu các mẹ từng trải qua tình cảnh: trẻ làm biếng, đợi mẹ nói mỏi miệng mới dọn đồ chơi, trẻ cả thèm chóng chán, lần đầu tập rửa rau, quét nhà thì thích nhưng khi biết rồi thì nhất định không tự giác làm thì các mẹ có thể tham khảo các cách khuyến khích con làm việc nhà dưới đây nhé! Để biến việc nhà trở thành niềm vui của tụi nhỏ thì cũng cần chúng ta cũng cần "dụng công" lắm đó ạ.

  • Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình

Trẻ lên 2 tuổi đã có thể bắt đầu tự làm các công việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, ngồi bô, rửa tay và tự mặc quần áo. Tùy theo độ tuổi của trẻ, bố mẹ nên "nâng cấp" các hoạt động đòi hỏi sự tập trung và khéo léo hơn, cũng như tính trách nhiệm cao hơn. Không nên dễ quá vì trẻ sẽ chóng chán, cũng không nên quá khó vì trẻ sẽ thiếu tự tin khi không thể làm tốt sau vài lần thử. (tham khảo gợi ý các hoạt động theo độ tuổi trong ảnh)

  • Đừng quá cầu toàn và đặt nhiều kỳ vọng

Cho trẻ tự làm việc nhà có thể khiến nhiệm vụ nội trợ của bạn mất nhiều thời gian hơn. Con lau bàn chưa sạch, rửa rau bị nát hay gấp quần áo nhăn nhúm thì cũng đừng khó chịu bố mẹ nhé! Hãy nhớ rằng bạn chỉ đang đặt nền móng dạy trẻ làm việc nhà, chứ chưa thực sự được con giúp đỡ. Tất cả các công việc nhà đều cần được luyện tập đến khi thành thạo, trong khi trẻ mẫu giáo chỉ có thể tập trung chú ý trong một thời gian ngắn. Đừng mong đợi con bạn chủ động làm việc mỗi ngày mà không cần nhắc nhở, hoặc thực hiện tốt ngay từ đầu.

 

  • Hướng dẫn trẻ làm đúng cách

Khi giới thiệu với con một hoạt động mới, bố mẹ nên làm mẫu một cách chậm rãi, tỉ mỉ, đảm bảo rằng trẻ quan sát và biết cách làm. Sau đó, hãy để trẻ tập làm và tránh đi theo sửa sai ngay khi trẻ vừa làm xong. Vì điều đó vừa làm trẻ mất tự tin vừa khiến trẻ ít muốn giúp đỡ lần nữa hoặc trẻ có ý nghĩ: Tại sao mẹ lại nhờ con trong khi mẹ có thể làm tốt hơn?

Bố mẹ cũng lưu ý không giao quá nhiều việc cùng lúc vì trẻ có thể bối rối, lẫn lộn mọi nhiệm vụ hoặc quên mất một việc nào đó.

  • Khen ngợi sau khi con đã hoàn thành tốt công việc Không nên khen những câu chung chung như Con giỏi lắm, con làm tốt lắm, thay vào đó, hãy khen một cách cụ thể và thể hiện bạn đánh giá cao sự nỗ lực của con. VD: Khi con phụ mẹ dọn bàn, mẹ sẽ nấu ăn và cả nhà có thể ăn sớm hơn; Con thật cẩn thận vì quét sạch cả chân bàn và chân ghế sofa; Con rửa rau rất sạch và khéo léo,...
     
  • Đừng trả tiền để khuyến khích trẻ làm
     

Bố mẹ có thể khích lệ trẻ bằng các cách khác thay vì "trả công" bằng tiền như tích điểm sao, huy chương,... và trẻ sẽ nhận được món quà nào đó mà trẻ mong ước như một phần thưởng cho những nỗ lực của trẻ. Giá trị của việc dạy trẻ làm việc nhà là phát triển lòng tự hào khi hoàn thành tốt một công việc và cảm nhận được sự đóng góp, vai trò của mình trong gia đình thay vì làm để nhận tiền công theo một cách nào đó

VIDEO GIỚI THIỆU

ĐĂNG KÝ THĂM QUAN TRƯỜNG

0968212327
0968212327